PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VIETTEL【Tổng đài Tư Vấn VIETTEL】

Phần Mềm hóa đơn điện tử Viettel(Sinvoice) là giải pháp phần mềm xuất hóa đơn thông minh trên môi trường Internet, thao tác nhanh chóng thuận tiện mọi lúc mọi nơi, trên nhiều thiết bị như máy tính, laptop, máy tính bảng, smartphone,… Tính bảo mật cao dễ sử dụng, đặc biệt phần mềm Hoá đơn điện tử Viettel dễ dàng kết nói miễn phí với nhiều phần mềm kế toán, phần mềm bán hàng khác. Hóa đơn được khởi tạo, lập, gửi, nhận lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử; được ký số bằng chữ ký điện tử (chữ ký số), có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy thông thường; có thể chuyển đổi thành hóa đơn giấy khi có nhu cầu.

Ưu đãi và lợi ích của Viettel dành cho quý khách hàng :

– Không mất phí nền tảng, phí duy trì phần mềm, hệ thống hàng năm.

– Viettel đầu tư toàn bộ phần mềm, server, lưu trữ và tra cứu miễn phí.

– Miễn phí tích hợp phần mềm kế toán phía Viettel (Kết nối API, kết nối qua tool)

– Khách hàng sử dụng miễn phí hơn 200 mẫu hoá đơn thiết kế sẵn,

– Hóa đơn chưa sử dụng hết được bảo lưu vĩnh viễn.

– Được lưu trữ miễn phí hóa đơn đã phát hành trên hệ thống Viettel trong vòng 10 năm.

 

Đối tượng sử dụng: Tất cả các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn giấy đặt in hoặc tự in…

Tính pháp lý: Giải pháp phần mềm hoá đơn điện tử của Viettel được xây dựng dựa trên Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC của Chính phủ hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử và Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ…và sẵn sàng đáp ứng Thông tư 68/2019/TT-BTC

phần mềm hóa đơn điện tử viettel
Giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử viettel

1. Hóa đơn điện tử là gì ?

Theo khoản 1 Điều 3 trong Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài Chính thì:

  • Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử.
  • Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính, ký số bởi chữ ký số của doanh nghiệp, đảm bảo tính toàn vẹn, chính xác của hóa đơn của tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
  • Sau khi hóa đơn được ký số, xác thực khách hàng có thể tra cứu hóa đơn bằng phương tiện điện tử như: internet, email, SMS..

Tổng đài Tư Vấn dịch vụ: 0869828268, tổng đài báo hỏng và hỗ trợ kỹ thuật : 18008000 bấm phím 1

* Đặc điểm của hóa đơn điện tử?

  • Ký hiệu hóa đơn: có chữ E (ví dụ: AA/20E)
  • Số liên hóa đơn: không có số liên.
  • Chữ ký trên hóa đơn: chữ ký số.
  • Hình thức hóa đơn: lưu trữ bản mềm (điện tử, số hóa). Không phải in ra giấy.
  • Phương thức nhận hóa đơn: nhận bản mềm qua email hoặc qua cổng thông tin (webportal) với tên truy cập và mật khẩu được cấp.
  • Thời gian lưu trữ hóa đơn: 10 năm trên hệ thống.
  • Hóa đơn ghi song ngữ có được không: có.
  • Khi hóa đơn có sai sót: lập hóa đơn điều chỉnh hoặc lập biên bản điều chỉnh hóa đơn (hủy hóa đơn và lập hóa đơn mới).
  • Hóa đơn phục vụ cho việc chứng mình nguồn gốc hàng hóa khi đi đường: truy cập xem trên cổng thông tin hoặc in ra giấy (không cần chữ ký, đóng dấu, chỉ để phòng trừ khi không có mạng internet).
  • Ngày của HĐĐT dùng để hạch toán, kê khai thuế là ngày lập hóa đơn (chứ không phải là ngày ký hóa đơn).
  • Hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dịnh một lần duy nhất.

* Hóa đơn điện tử áp dụng cho các loại hóa đơn nào?

  • Biên lai
  • Hóa đơn giá trị gia tăng 01GTKT
  • Hóa đơn bán hàng 02GTTT
  • Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ 03XKNB
  • Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý 04HGDL
  • Hóa đơn bán hàng (dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan) 07KPTQ
  • Hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm …và chứng từ khác được lập theo thông lệ quốc lế và các quy định của pháp luật có liên quan

* Điều kiện được công nhận của hóa đơn điện tử

Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi , lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử

Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

2. Lợi ích của dịch vụ Hóa đơn điện tử:

* Lợi ích với doanh nghiệp:

  • Giảm chi phí in ấn, giấy, mực cho hóa đơn.
  • Tiết kiệm chi phí gửi nhận hóa đơn cho khách hàng.
  • Tiết kiệm chi phí kho bãi lưu trữ, bảo quản như hóa đơn giấy.
  • Giảm thiểu thất lạc, mất mát khi gửi nhận qua đường bưu điện, trung gian, tránh được tình trạng cháy, hỏng hóa đơn.
  • Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, giảm thiểu các thủ tục hành chính, dễ dàng tìm kiếm, tra cứu online MỌI LÚC-MỌI NƠI.
  • Doanh nghiệp có thể tạo lập và gửi hóa đơn cho khách hàng ngay sau khi ký số (tự động) thông qua nhiều hình thức: Email, Website, SMS.
  • Góp phần bảo vệ môi trường.

* Lợi ích với khách hàng của doanh nghiệp:

  • Nhanh chóng nhận hóa đơn sau khi đã thanh toán.
  • Đa dạng hình thức tiếp nhận hóa đơn: Email, Website, …
  • Thuận tiện tra cứu online MỌI LÚC-MỌI NƠI
  • Không lo sợ mất hóa đơn (đã được lưu trên web của đơn vị phát hành).
  • Khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng HĐĐT vì có đầy đủ các căn cứ pháp lý theo quy định của Chính phủ và Bộ tài chính đã ban hành.

3. Thủ tục phát hành hóa đơn điện tử

Sau khi đáp ứng được tất cả các điều kiện cần thiết để có thể sử dụng HĐĐT, doanh nghiệp cần làm các thủ tục sau để phát hành HĐĐT: (thực hiện như hóa đơn giấy):

  1. Ra quyết định áp dụng HĐĐT theo biểu mẫu BM01 thông tư 32/2011/TT-BTC
  2. Lập thông báo phát hành HĐĐT: theo biểu mẫu BM02 thông tư 32/2011/BTC.
  • Gửi cho CQT quản lý trực tiếp qua cổng thông tin điện tử của CQT
  • Hóa đơn mẫu (trường hợp thông báo lần đầu và các lần tiếp theo có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành)
  • Thông báo phát hành hóa đơn phải được gửi đến CQT quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành.

4. Thực hiện hóa đơn điện tử:

a/ Lập hóa đơn điện tử:

  • Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán;
  • Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo và lập hóa đơn điện tử.

b/ Gửi hóa đơn điện tử là việc truyền dữ liệu của hóa đơn điện tử từ người bán hàng hóa, dịch vụ đến người mua hàng hóa dịch vụ qua: internet, email, SMS..

  • Gửi trực tiếp: người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử trên phần mềm lập hóa đơn điện tử, ký điện tử hóa đơn và truyền trực tiếp đến hệ thống của người mua theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử giữa hai bên.
  • Gửi thông qua tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử: người bán hàng hóa, dịch vụ truy cập vào chương trinh hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo, lập hóa đơn bằng chương trình lập hóa đơn điện tử vào hệ thống sau đó, gửi cho người mua hóa đơn điện tử có chữ ký điện tử của người bán.

c/ Xử lý đối với hóa đơn điện tử bị lập sai

Hủy giao dịch Hoá đơn đã được lập thành công nhưng vì lý do sai sót/huỷ giao dịch mà gạch chéo/thu hồi/huỷ làm hoá đơn mất hiệu lực sử dụng. Huỷ giao dịch trả hàng: bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập. (theo khoản 2.8 phụ lục 04 của TT 39/2014/TT-BTC) Lưu ý: Chỉ hóa đơn gốc chưa được kê khai thuế, chưa bị hủy giao dịch, chưa bị điều chỉnh tiền, đã thanh toán thì mới được phép hủy giao dịch.

  • Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của hai bên. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả 2 bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hóa đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng,… Căn cứ vào hóa đơn điện tử điều chỉn, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)

5. Chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy

a/ Nguyên tắc chuyển đổi

Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một lần. Hóa đơn điện tử chuyển đổi phải đảm bảo yêu cầu quy định và có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán

b/ Điều kiện

Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc

  • Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
  • Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy

c/ Giá trị pháp ký của các hóa đơn điện tử chuyển đổi

Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toán vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.

d/ Ký hiệu riêng hóa đơn chuyển đổi

Ký hiệu riêng hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau: dòng chữ phân biệt giữa hóa đơn chuyển đổi và hóa đơn điện tử gốc (ghi rõ: “ HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”); họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi, thời gian thực hiện chuyển đổi.

6. Phần Mềm Hoá Đơn Điên Tử Viettel

BÁO GIÁ DỊCH VỤ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ 

a. Bảng giá phần mềm hoá đơn điện tử lưu trữ tại Viettel

Đối tượng: tất cả các Tổ chức/doanh nghiệp .

Ưu điểm: dễ dàng sử dụng, tiết kiệm chi phí, tích hợp kết nối API miễn phí được với nhiều phần mềm kế toán, tiết kiệm chi phí đầu tư, vận hành, quản lý nhân lực, bảo dưỡng hàng năm.

Lợi ích khách hàng:
–  Nhanh chóng sử dụng dịch vụ sau khi ký hợp đồng, lựa chọn mẫu hóa đơn sẵn có, được cấp account để phát hành, quản lý hóa đơn trên hệ thống Hóa đơn điện tử của Viettel.
–  Viettel đầu tư đảm bảo hạ tầng, vận hành hệ thống, lưu trữ hóa đơn, cung cấp website tra cứu cho khách hàng.
–  Lưu trữ miễn phí hóa đơn đã phát hành trên hệ thống Viettel trong vòng 10 năm.
–  Không giới hạn thời gian sử dụng.
Chi tiết gói giá:

1DT300300326.700
2DT500500451.000
3DT1.0001,000704.000
4DT2.0002,0001.056.000
5DT3.0003,0001.485.000
6DT5.0005,0002.255.000
7DT7.0007,0003,003,000
8DT10.00010,0003,740,000
9DT20.00020,0006,380,000
10DT-max1,000,000319,000,000

  • Ghi chú
    :(Giá trên chưa bao gồm 10% VAT)

– Miễn phí mẫu hóa đơn có sẵn trên hệ thống phần mềm của Viettel
– Nhanh chóng sử dụng dịch vụ sau khi ký hợp đồng, lựa chọn mẫu hóa đơn sẵn có, được cấp account để phát hành, quản lý hóa đơn trên hệ thống Hóa đơn điện tử của Viettel.– Viettel đảm bảo hạ tầng, lưu trữ hóa đơn, cung cấp website tra cứu (dùng chung) cho khách hàng.
– Lưu trữ miễn phí hóa đơn đã phát hành trên hệ thống Viettel trong vòng 10 năm.
– Khách hàng có nhu cầu mua số lượng Hóa đơn điện tử từ 20.000 số trở lên áp dụng đơn giá 290đ/ hóa đơn (chưa VAT), các gói cước được cung cấp sẽ là bội số của 10.000 hóa đơn.
– Gói cước trên đáp ứng cho trường hợp khách hàng dùng mẫu hóa đơn có sẵn trên hệ thống, nghiệp vụ hóa đơn tuân theo nghiệp vụ hệ thống đáp ứng.
– Trường hợp phát sinh thêm yêu cầu cần đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống và thu phí thêm.
Viettel sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục cần thiết khi làm việc với cơ quan thuế.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM, XUẤT HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VIETTEL 

MẪU HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG THUẾ DÒNG 

MẪU HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG THUẾ TỔNG 

MẪU HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG THUẾ TỔNG CÓ CHIẾT KHẤU 

MẪU HÓA ĐƠN BÁN HÀNG VÀ BIÊN LAI  

b Bảng giá phần mềm Hóa đơn điện tử triển khai tại doanh nghiệp :(đáp ứng yêu cầu bảo mật và tích hợp riêng – phù hợp với các doanh nghiệp lớn)

  1. Đối tượng: Khách hàng là các tổ chức/doanh nghiệp lớn, có hạ tầng công nghệ thông tin, yêu cầu tích hợp, có thể có yêu cầu đáp ứng nghiệp vụ riêng
  2. Lợi ích khách hàng:
    Được Viettel cung cấp giải pháp hóa đơn phù hợp với nghiệp vụ của khách hàng, thiết kế mẫu hóa đơn theo yêu cầu.
    Phát hành, quản lý hóa đơn trong nội bộ hệ thống mạng LAN của khách hàng, đảm bảo kết nối, giao tiếp giữa hệ thống core quản lý/bán hàng và phần mềm hóa đơn điện tử không bị nguy cơ gián đoạn vì kết nối mạng.
  3. Trách nhiệm các bên:
  • Viettel: cung cấp giải pháp và tư vấn hạ tầng cho khách hàng.
  • Khách hàng:
    + Đầu tư hạ tầng theo yêu cầu,
    + Vận hành hệ thống, lưu trữ hóa đơn đã phát hành.

     – Chi tiết giá phần mềm (chi phí tích hợp tính riêng): Viettel khảo sát và báo giá theo nhu cầu của khách hàng

  • Tham khảo một số chi phí theo bản dự án và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Lưu ý :Các khoản mục trên phát sinh phí tùy theo yêu cầu riêng của khách hàng, nhân viên sẽ khảo sát nhu cầu và báo giá chi tiết cho khách hàng

liên hệ trực tiếp với nhân viên Viettel qua số hotline 0869.82.82.68 hoặc email thunh81@viettel.com.vn để biết thêm chi tiết.

7. Văn bản pháp lý:

  • Luật Giao dịch điện tử 2005 số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005
  • Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 về quy định hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong đó có định nghĩa về hóa đơn điện tử.
  • Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 về Thương mại điện tử .
  • Nghị định số 27/2007/NĐ- CP ngày 23/02/2007 Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính.
  • Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010
  • Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
  • Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng HĐĐT bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thông tư hướng dẫn thi hành NĐ 51/2010/NĐ-CP số 39/2014/TT-BTC ngày 20/05/2014 (thay thế cho TT 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/13, TT 35/2010/TTBTC ngày 28/9/2010 và TT 13/2011/TT-BTC ngày 08/02/2011)
  • Công văn số 2402/BTC-TCT ngày 23/02/2016 hướng dẫn về chữ ký của người mua trên Hóa đơn điện tử.

8. Câu hỏi thường gặp hóa đơn điện tử

Câu 1: Doanh nghiệp cần có điều kiện gì để được sử dụng HĐĐT?

Trả lời: Doanh nghiệp muốn sử dụng HĐĐT cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
  • Có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử;
  • Có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định;
  • Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
  • Có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn.
  • Có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ bao gồm:
  • Hệ thống lưu trữ dữ liệu phải đáp ứng hoặc được chứng minh là tương thích với các chuẩn mực về hệ thống lưu trữ dữ liệu;
  • Có quy trình sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố: đảm bảo sao lưu dữ liệu của HĐĐT ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu.

 

Câu 2 : Lập hóa đơn điện tử kèm bảng kê có được không?

– Hiện nay ở Việt Nam, một số cơ quan thuế chấp nhận hóa đơn điện tử xuất kèm bảng kê còn một số khác lại không.

Cục Thuế TP. Hà Nội đã ra Công văn số 78552/CT-TTHT ngày 28/11/2018 và Cục Thuế Bắc Ninh có Công văn số 3474/CT-TTHT ngày 08/11/2018 quy định việc lập hóa đơn điện tử doanh nghiệp KHÔNG ĐƯỢC PHÉP lập kèm bảng kê.

– Do đó, trước khi muốn xuất hóa đơn điện tử kèm bảng kê, tổ chức, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ yêu cầu của cơ quan thuế để tránh sai sót, mất thời gian.

– Hóa đơn điện tử không giới hạn số dòng như hóa đơn giấy, do vậy doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn với rất nhiều dòng mà không cần phải đính kèm bảng kê.

Câu 3: Có thể xuất hóa đơn điện tử lùi ngày được không?

– Theo quy định của cơ quan Thuế, doanh nghiệp không được xuất hóa đơn lùi ngày.

– Căn cứ khoản 3, Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 về mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ thì:

“Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

  1. a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm.

a.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.”

Câu 4: Lập hóa đơn như thế nào với trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục ?

– Tại điều 7, Nghị định 119/2018/NĐ-CP về thời điểm lập hóa đơn quy định: “Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.”

Câu 5: Hóa đơn điện tử khi chuyển sang chứng từ giấy có được lập nhiều trang hay không ?

– Theo quy định, nếu hóa đơn điện tử được chuyển đổi sang chứng từ giấy mà danh mục hàng hóa nhiều hơn so với số dòng trên một trang hóa đơn thì được phép lập hóa đơn nhiều hơn một trang.
 

TẠI SAO PHẢI CHỌN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VIETTEL?

TIẾT KIỆM

Tiết kiệm chi phí in ấn, kho bãi lưu trữ, chuyển phát hóa đơn…

41

THÔNG MINH

Khả năng tùy biến và tích hợp linh hoạt 

42 NHANH

Nhanh chóng tạo lập, phát hành hóa đơn. Khách hàng nhận hóa đơn ngay sau khi phát hành. Tìm kiếm báo cáo thống kê nhanh chóng

39

THUẬN TIỆN

Không phải lập báo cáo thủ công, chỉ cần xuất hệ thống. Dễ dàng gởi hóa đơn cho khách hàng theo nhiều hình thức: Email, Website, SMS.

38

 AN TOÀN

Không thể làm giả, không lo thất lạc, rách hỏng, cháy hóa đơn

 

TẠI SAO NÊN DÙNG HÓA ĐƠN ĐIỂN TỬ VIETTEL

 

43

THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Cam kết đồng hành lâu dài cùng doanh Nghiệp.

46

HỆ THỐNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Đầy đủ tính năng theo yêu cầu của nhà nước, giao diện thân thiện, tiện sử dụng, linh hoạt nâng cấp tính năng.

44
DỊCH VỤ CHỮ KÝ SỐ

Khách hàng sẽ được triển khai chữ ký số đồng bộ với hệ thống hóa đơn điện tử, xác thực tính chính xác, toàn vẹn.

45

HẠ TẦNG MẠNG LỚN

Đảm bảo hệ thống lưu trữ an toàn, bảo mật.

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

       Vega Corporation Thế giới di độngVPBank   Trường Hải AutoMgifts Mai Tran
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]
Đăng ký tư vấn